Ẩm thực luôn là đề tài hấp dẫn đối với người Việt chúng ta. Không đơn giản chỉ là sự đậm đà trong các món ăn, chúng luôn được biết đến với nhiều đặc trưng riêng. Từ những món ăn, họ có thể nhận ra văn hóa, phong tục ăn uống của người Việt Nam. Hôm nay chúng tôi sẽ cho bạn thấy các món ăn trong mâm cơm gia đình hàng ngày góp mặt làm nên sự đặc sắc trong ẩm thực Việt. Dù là món ăn đơn giản, bình dị hay các món ăn chế biến phức tạp, chúng luôn làm bữa cơm gia đình chúng ta trở nên hấp dẫn. Nhanh chóng theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.
Mục lục
Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt.
Việt Nam là một nước thiên về nông nghiệp thuộc đới khí hậu nhiệt đới, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị cách chế biến đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú. Một số món ăn gợi ý dưới đây sẽ chứng minh cho điều đó.
Một số món ăn gợi ý cho thực đơn hàng ngày
Thực đơn dinh dưỡng với rau củ quả luộc
Vị mặn của cá cùng với vị ngậy của thịt được ăn kèm với chút rau luộc thì không chê được. Đặc biệt rau củ quả giàu chất xơ và vitamin là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Ngoài tác dụng cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, rau củ quả còn giúp kích thích sự tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn. Theo những nghiên cứu gần đây chỉ ra, việc ăn nhiều rau còn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.
Nguyên liệu đơn giản cho món rau củ quả luộc gồm có 1 củ cà rốt, 1 cây rau súp lơ, 1 củ cải trắng… Tùy theo sở thích ăn uống của các gia đình khác nhau mà món rau củ quả luộc khác nhau.
Thực đơn giàu đạm với cá kho tộ
Cá kho tộ được biết đến như một món ăn dân dã và điển hình trong ẩm thực Việt, không chỉ bởi món ăn này ngon miệng, đưa cơm mà còn chứa chất đạm từ tự nhiên rất tốt cho cơ thể.
Sử dụng những nguyên liệu đơn giản dễ dàng mua được tại các cửa hàng hay chợ lớn nhỏ. Nguyên liệu chính gồm có 500g cá rô, 200g thịt ba chỉ loại nhiều mỡ, nước dừa, 1 nhánh gừng, hành lá, hành băm, tỏi băm, 2- 3 quả ớt chín, các loại gia vị mắm, muối, tiêu, bột ngọt… Cách nấu rất đơn giản bạn có thể tham khảo người thân hoặc tìm kiếm trên các sách hay trang web dạy nấu ăn tại Việt Nam.
Ốc móng tay xào bơ tỏi
Thường được biết đến là món ăn nhâm nhi nhậu nhẹt nổi tiếng tại các cửa hàng lớn nhỏ. Ốc xào bơ tỏi còn là món ăn hấp dẫn trong bữa cơm gia đình đơn giản mà ngon. Vị ngọt giòn của ốc, thơm ngậy của bơ, dậy mùi thơm từ tỏi pha chút cay từ ốc. Hứa hẹn sẽ là món ăn “đắt hàng” trong mâm cơm gia đình đấy. Hơn thế nữa ốc móng tay còn biết đến là thực phẩm chứa nhiều sắt và canxi tự nhiên tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên thực phẩm này không phải lúc nào cũng sẵn có để mua. Do đó bạn có thể linh động thay thế bởi các món ăn hải sản như tôm, mực, cua biển… cho các thành viên đổi bữa.
Rau câu cà phê sữa
Bạn đã được thưởng thức những món ăn mặn ở trên, giờ hãy kết thúc bữa ăn bằng cách tự làm cho cách thành viên trong gia đình một đĩa rau câu cà phê sữa để tráng miệng nhé. Vị ngọt thanh mát từ rau câu, mùi thơm đặc trưng của cà phê kết hợp với vị béo ngậy của sữa. Thật tuyệt vời phải không?
Bữa cơm cho gia đình thành công không chỉ ngon miệng mà phải đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là dinh dưỡng cho bé yêu. Đó mới là đích đến của việc lên thực đơn hàng ngày. Hãy cân bằng mọi thứ trong bữa ăn sao cho hợp lý nhất. Đặc biệt là thực đơn phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi.
Bên cạnh liệt kê một số món ăn, chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn cho cả tuần cực kì đơn giản như dưới đây.
Thực đơn dinh dưỡng 7 ngày trong tuần cho gia đình
Thực đơn cho thứ 2
Sáng: Món ăn cho cả nhà là hủ tiếu, vừa dễ ăn, vừa thanh đạm.
Trưa: Buổi trưa, bạn có thể nấu bữa ăn đơn giản với món thịt gà kho ngũ vị, canh bông mướp, đậu hũ cuộn thịt chiên, cà muối và cuối cùng món tráng miệng là nhãn.
Tối: Thực đơn buổi tối sẽ là canh cà chua nấu trứng, thịt đậu kho tương, cải ngồng xào tỏi. Thêm món tráng miệng là bưởi.
Thực đơn thứ 3
Sáng: Món ăn dành cho buổi sáng thứ 3 đó chính là bánh canh. Bạn có thể nấu bánh canh thịt hoặc bánh canh ghẹ đều được.
Trưa: Vào buổi trưa bạn nên nấu những món ăn giúp giải nhiệt. Ví dụ như đậu rồng xào với thịt bò, canh chua nấu cá lóc, cải luộc. Món cuối cùng tráng miệng cùng với cam.
Tối: Buổi tối thực đơn sẽ là món tôm rim nước dừa ngon miệng hao cơm, cải thảo xào, canh sườn nấu chua. Đặc biệt tráng miệng với thanh long.
Thực đơn Thứ 4
Sáng: Bạn có thể thay đổi thực đơn buổi sáng cho ngày thứ 4 với món cháo sườn đơn giản, nấu nhanh chóng.
Trưa: Món ăn sẽ bao gồm: canh bắp cải cuốn thịt, cá chiên sốt với xì dầu, rau củ xào chay. Và tráng miệng cùng với trái cây là chôm chôm.
Tối: Thực đơn dinh dưỡng cho buổi tối sẽ là thịt kho tàu, khổ qua xào thịt bò, rau luộc chấm với kho quẹt. Nhớ tráng miệng với táo bạn nhé.
Thực đơn cho thứ 5
Vào buổi sáng, bạn có thể nấu món bún nước lèo cho cả nhà để ăn được ấm bụng hơn. Món ăn này sẽ thích hợp cho những ngày đông se se lạnh.
Trưa: Thực đơn gợi ý cho bạn là món sườn kho với thơm thanh thanh, chua chua mặn mặn lạ miệng. Cùng với đó là món tôm xào măng tây, canh cà chua trứng và tráng miệng. Tráng miệng với món thạch rau câu tự làm dẻo ngọt thơm thơm.
Tối: Bạn có thể nấu món bắp cải luộc để chấm với xì dầu, canh dưa leo nấu tôm thịt. Có thể thêm món thịt thăn chiên sốt cà chua ngọt. Sau đó tráng miệng bằng xoài.
Thực đơn thứ 6
Buổi sáng bạn hãy thử đổi khẩu vị với món cơm chiên dương châu nổi tiếng, dễ làm.
Trưa: Món ăn sẽ bao gồm cá lóc kho tộ, lặc lày luộc, canh rau ngót nấu với tôm. Có thể tráng miệng với bưởi hoặc đu đủ.
Tối: Vào buổi tối hãy nấu những món thanh đạm hơn để dễ tiêu hóa. Ví dụ: Cá kho tiêu, canh chua me thịt nạc, su su xào với trứng. Tráng miệng với dưa lưới hoặc bưởi.
Thực đơn cho thứ 7
Sáng: Bạn có thể nấu món bún giò cho nhà để bổ sung thêm năng lượng.
Trưa: Để lạ miệng hơn bạn không cần phải nấu cơm trưa với các món mặn, món xào thông thường. Thay vào đó hãy thử nấu món bún bì và có thể tráng miệng bằng dưa hấu. Với thực đơn này khá thích hợp cho những ngày thời tiết nóng bức, ngày hè oi ả.
Tối: Món ăn bạn nên thử là trứng cút chiên, rau muống xào tỏi. Cuối cùng tráng miệng với một ly chè.
Thực đơn cho chủ nhật
Sáng: Món ăn sẽ là há cảo hấp.
Trưa: Bạn có thể nấu món ngan kho với sả và gừng, đậu hũ sốt xì dầu và cà chua. Thêm vào đó, canh rau mồng tơi nấu với thịt băm. Cuối cùng tráng miệng với cam hoặc lê.
Tối: Hãy nấu món lẩu cá kèo để cả ngày quây quần với nhau. Mọi người cùng ăn, vừa thay đổi khẩu vị, vừa giúp cho không khí gia đình thêm ấm cúng. Và cuối cùng cả nhà sẽ tráng miệng với quýt hoăc nho
Hy vọng với những thực đơn dinh dưỡng đã được gợi ý trên đây sẽ giúp bạn phần nào giảm được việc lo nghĩ trong quá trình nội trợ của mình. Bạn có thể nấu thêm các món ăn khác tùy ý hoặc đảo thực đơn linh hoạt với nhau. Miễn sao làm bữa cơm gia đình luôn đậm đà, đa dạng. Chúc bạn thành công!