Nhiều năm trước, hợp nhất tài chính sau khi kết hôn không phải là điều mà mọi người nghĩ đến nhiều. Các cặp vợ chồng thường mở một tài khoản ngân hàng chung, đứng tên thế chấp và dùng chung thẻ tín dụng. Bây giờ mọi thứ đã bắt đầu trở nên phức tạp hơn một chút. Nhiều khả năng là cả hai vợ chồng đều đi làm và có nguồn thu nhập riêng. Nếu bạn kết hôn khi lớn tuổi hơn, rất có thể bạn đã tạo dựng được nền tảng tài chính và việc sáp nhập có vẻ hơi phức tạp. Các cặp vợ chồng khác nhau sẽ chọn các giải pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình hình tài chính của vợ chồng bạn, sự tin tưởng lẫn nhau và thói quen tiết kiệm của bạn có tương thích với nhau.
Mục lục
Tin tưởng lẫn nhau
Tin tưởng là một vấn đề lớn khi nói đến việc sáp nhập tài chính sau kết hôn. Nếu như chuyện lựa chọn dùng riêng tài khoản ngân hàng không có nghĩa là bạn thiếu tin tưởng đối tác, thì việc mở tài khoản chung lại cần lòng tin làm tiền đề.
Trước khi nghĩ đến chuyện kết hôn, một trong những câu hỏi lớn bạn cần tự hỏi mình là bạn tin đối tác của mình quản lý tiền bạc tốt ở mức độ nào? Nếu bạn cảm thấy có chút lo lắng, thì có thể khoan tiến đến lựa chọn này.
Dùng tài khoản chung
Việc mở tài khoản ngân hàng chung có một sự tiện lợi nhất định. Bạn không cần phải tính toán phân chia ai sẽ trả tiền cho khoản nào. Mọi chi tiêu gia đình đều được thanh toán từ cùng một tài khoản. Đối với một số người, chia sẻ một tài khoản ngân hàng khiến họ mới cảm thấy thực sự là kết hôn chứ không chỉ là hai người sống chung như bạn cùng phòng.
Tuy nhiên, chia sẻ tài khoản dẫn đến vài chuyện rắc rối. Nếu một trong hai bạn làm nhiều hơn người kia, việc chia sẻ mọi thứ tạo cảm giác không công bằng. Điều này cũng đúng nếu một trong hai bạn có nhiều khoản nợ trước khi kết hôn. Người kia có thể cảm thấy một chút bực bội về việc phải góp sức trả bớt nợ nần cho bạn.
Chia sẻ tài chính cùng nhau
Một lựa chọn khác cho những cặp vợ chồng mới cưới là mở tài khoản tiết kiệm và thanh toán chung, nhưng đồng thời cũng giữ các tài khoản riêng. Bạn có thể thanh toán các hóa đơn chung và tiết kiệm tiền cho những mục tiêu chung của hai bạn, chẳng hạn như khoản trả trước vay mua nhà.
Sử dụng tài khoản riêng cho những nhu cầu riêng của bạn. Ví dụ, nếu một trong hai bạn thích chi tiêu cho quần áo, bạn có thể sử dụng tiền từ tài khoản cá nhân của mình để sắm sửa.
Không sáp nhập hoàn toàn là một lựa chọn thuận tiện, đặc biệt là nếu thói quen tài chính của các bạn có sự khác biệt đôi chút. Nó cho phép bạn thống nhất với nhau về các khoản chi tiêu và tiết kiệm chung, đồng thời cũng cho bạn có một chút tự do về tài chính.
Dù vậy giải pháp này chứa đựng một số thách thức; đặc biệt cho các cặp đôi có thu nhập chênh lệch nhau. Bạn sẽ cần phải xác định mỗi người đóng góp bao nhiêu vào tài khoản chung. Ví dụ, người thu nhập cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn; hoặc mỗi người góp một khoản như nhau? Tùy chọn cách nào mà cả hai bạn đều cảm thấy công bằng và thoải mái.
Tự do tài chính
Một số người nghĩ rằng lựa chọn này là một tín hiệu xấu. Nhưng những người khác lại thấy không có vấn đề gì. Tùy thuộc vào nền tảng tài chính mỗi người đã tạo dựng; có khi quản lý riêng biệt lại là giải pháp đơn giản nhất. Nếu bạn là khách hàng của một ngân hàng đã nhiều năm và tích lũy được một khoản đáng kể; có thể sẽ khá rắc rối để chuyển số tiền đó vào một tài khoản mới.
Hay nếu bạn có một vài thẻ tín dụng đã quen dùng, có thể bạn không muốn mở thêm thẻ dùng chung nữa. Vấn đề đặt ra là khi chi trả các chi phí chung; bạn sẽ cần phải quyết định ai là người chịu trách nhiệm về khoản nào. Ví dụ, bạn phụ trách trả tiền nước; truyền hình cáp còn người kia xử lý các hóa đơn điện và gas.
Thảo luận, ra quyết định cùng nhau
Rất nhiều trường hợp ly hôn từ những bất đồng về tiền bạc. Nếu các bạn dành thời gian để thảo luận cởi mở về tình hình tài chính của mình và cách bạn mong muốn quản lý tiền bạc khi kết hôn, bạn có thể tránh được các cuộc cãi vã sau này.
Sáp nhập tài chính sau hôn nhân không phải là chuyện dễ ra quyết định; nên bạn cần nói chuyện với nhau và đưa ra một kế hoạch phù hợp cho cả hai.
Cùng dành dụm cho những việc lớn
Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường có chung mục tiêu và cùng cố gắng để đạt được mục tiêu đó. “Hồi độc thân bạn có thể tiêu tiền theo cách riêng của bạn nhưng khi đã lập gia đình thì mọi quyết định chi tiêu của bạn phải phù hợp với mục tiêu chung của hai vợ chồng”; chuyên gia kế hoạch tài chính Pamela Capalad.
Vợ chồng bạn có muốn cùng nhau mua một ngôi nhà? Hay tiết kiệm để nuôi con cái? Cần tiết kiệm bao nhiêu cho tuổi già? Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường thảo luận với nhau về các khoản chi tiêu và tiết kiệm cho các mục tiêu chung.
Không phán xét nhau
“Mỗi người đều có các khoản ưu tiên riêng; vì vậy bạn cần phải tôn trọng quyết định của bạn đời. Điều này bao gồm tôn trọng thói quen chi tiêu của bạn đời dù nó khác với thói quen chi tiêu của bạn.
Nếu bạn chỉ khó chịu vì họ chi tiền vào việc gì đó mà bạn không thích thì hãy lùi lại; hít một hơi thật sâu và thông cảm với họ”, chuyên gia tài chính Capalad đưa ra lời khuyên. Chuyên gia Horack cũng đồng tình với quan điểm này. Thông cảm và tin tưởng vào việc chi tiêu của bạn đời giúp các cặp đôi hạnh phúc hơn; đồng thuận hơn trong việc quản lý tài chính.
Thoả thuận tiền hôn nhân
Với những người chuẩn bị kết hôn; tốt hơn hết là nên có một thoả thuận tiền hôn nhân. Không nhất thiết phải phân chia rõ ai sẽ là người sở hữu ngôi nhà sau khi ly dị nhưng ít nhất phải có một số điều khoản phân chia tài sản.
Nếu bạn ngại thoả thuận trước hôn nhân thì có thể thoả thuận với nhau sau đám cưới; hai vợ chồng cùng ký kết một thoả thuận về tài sản sau khi kết hôn. Thoả thuận này cũng tương tự như thoả thuận tiền hôn nhân; nhưng cho phép hai vợ chồng thảo luận cởi mở, không chịu áp lực về đám cưới.
Xem thêm nhiều bài viết hay tại đây.