I-ốt là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Nhưng cơ thể chúng ta không thể tổng hợp chúng nên cần bổ sung i-ốt từ thức ăn bên ngoài. Trong tự nhiên, i-ốt thường có trong rong biển, rau chân vịt và một số loại hải sản. Tuy nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu và chủ yếu của con người là muối i-ốt.
I-ốt là một vi chất dinh dưỡng tự nhiên tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxine (một loại hormone tuyến giáp). Hormone thyroxine cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Và giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng. Khi thiếu i-ốt, quá trình sản xuất thyroxine bị giảm đi, và tuyến giáp phải được bù đắp dưới sự kích thích của hormone tuyến yên, từ đó tăng dần lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu i-ốt quá trầm trọng có thể dẫn đến suy giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu i-ốt là nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy i-ốt rất quan trọng với trẻ nhỏ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách bổ sung iot hợp lý cho trẻ.
Mục lục
Ưu tiên bổ sung i-ot bằng các thực phẩm
I-ốt không chỉ có trong muối mà nó còn có nhiều trong một số thực phẩm như các loại tảo, cá biển, rau củ (cải xoong, khoai tây, rau dền), thịt động vật… Mẹ nên kết hợp khéo léo các thực phẩm trong mỗi bữa ăn để trẻ không biếng ăn và dễ dàng hấp thụ i-ốt từ thực phẩm thiên nhiên này. Đây là nguồn i-ốt tự nhiên, quan trọng giúp trẻ cân bằng sự phát triển của thần kinh, não bộ. Mẹ lưu ý, chỉ cho trẻ sử dụng không quá 150gr thịt/ngày. Và nên ăn vừa phải tinh bột để đảm bảo lượng i-ốt vừa đủ.
Hạn chế việc cho trẻ sử dụng thức ăn chế biến sẵn và nước ngọt đóng chai
Thành phần chính của nước ngọt đóng chai thường bao gồm đường, hương vị và chất bảo quản. Một trong những tác hại của nước ngọt là hàm lượng đường cũng như chất bảo quản. Khi uống quá nhiều nước ngọt đóng chai sẽ dẫn tới hàm lượng cao. Những chất nêu trên nạp vào cơ thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm cho người uống. Các thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt đóng chai có rất nhiều thành phần độc hại mà mẹ không thể lường trước được. Và mẹ cũng không thể biết nó chứa nhiều hay ít i-ốt. Do đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng loại thực phẩm này, vì nó có thể dẫn tới thừa hoặc thiếu i-ốt ở trẻ.
Không nên sử dụng quá nhiều muối i-ot trong nấu ăn cho trẻ
Mẹ sử dụng các loại gia vị như nước mắm, nước tương, các loại mắm tôm, bột nêm trong thức ăn. Hoặc mẹ chế biến các loại thức ăn mặn như cá khô, dưa muối, cà muối thì phải giảm bớt lượng muối i-ốt. Vì bản thân các loại thực phẩm trên đã chứa nhiều muối i-ốt. Nếu sử dụng thêm muối i-ốt khi nêm nếm có thể dẫn tới thừa i-ốt ở trẻ.
Thêm muối i-ot sau khi thực phẩm được nấu chín
Để đảm bảo lượng i-ốt không mất đi khi nấu ăn, giúp trẻ hấp thụ đầy đủ i-ốt. Mẹ chỉ nên nêm muối i-ốt sau khi thức ăn đã chín. Theo các chuyên gia, việc nêm muối trong quá trình nấu ăn sẽ khiến thành phần i-ốt dễ bị bay hơi vì gặp nhiệt độ cao. Đó cũng là lí do, chúng ta không nên để muối i-ốt gần nơi có nhiệt độ cao. Ánh sáng mặt trời chiếu vào hay như rang, nướng muối i-ốt.
Nên nấu cho bé vừa miệng , hạn chế quá mặn hoặc quá nhạt
Việc ăn quá mặn, quá nhạt đều dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu i-ốt của trẻ. Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng muối vừa đủ. Điều này vừa giúp trẻ giảm thiểu tình trạng thiếu i-ốt mà lại không lo bị mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp sau này vì ăn quá mặn hay như bướu cổ vì ăn quá nhạt.
Ngoài ra, nếu nhận thấy những dấu hiệu như trẻ kém ăn, chậm lớn, kém tập trung, hay quên… có thể nguyên nhân là do trẻ thiếu i-ốt. Trong trường hợp này, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới các trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn. Kiểm tra và bổ sung i-ốt sao cho hợp lý.