Các bài thuốc dân gian trị cảm lạnh cho người bệnh
3 phút, 27 giây để đọc.

Ngay cả trẻ em và người lớn thì bệnh về đường hô hấp hay do bị nhiễm virus đường hô hấp thường được gọi là cảm lạnh. Mỗi khi trời trở lạnh hoặc đổ cơn mưa hay thời tiết thay đổi đột ngột thì cơ thể yếu đi và bị cảm lạnh. Đây là căn bệnh thường gặp nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cảm lạnh thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ho, đau họng,… Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến cuốc sống như làm việc và học tập. Có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp trị cảm lạnh rất tốt. Hãy cùng chúng tôi đọc qua bài viết này về các bài thuốc dân gian trị cảm lạnh cho người bệnh nhé!

Nước gừng với tía tô uống giải cảm

tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho người bị ngoại cảm phong hàn nôn, đau bụng. Ngoài ra, lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi rồi đậy vung kín và khi xông mở vung.

Nước gừng với tía tô uống giải cảm

Ngũ thầm thang trị cảm lạnh

Gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà, lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng cho người ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).

Cháo kinh giới cho người bị cảm

Kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, gạo tẻ 80g. Đem dược liệu nấu lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc và đường trắng vào khuấy đun sôi đều. Dùng cho người bị cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.

Cháo đào nhân trị cảm lạnh

Đào nhân 20g, gạo 60g. Đào giã nát, lọc lấy nước, đem nấu với gạo, cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy tức trướng đau vùng ngực bụng do lạnh. Đơn này cũng chỉ định cho các bệnh nhân đầy tức vùng ngực, hen suyễn, ho.

Cháo hành giải cảm hay phong hàn

Hành sống 2 – 3 củ, gừng 10g, gạo tẻ 60g. Hành, gừng giã nát cho vào bát, cho gạo nấu cháo. Cháo chín múc vào bát có hành và gừng, khuấy đều, ăn nóng (thêm đường, muối tùy ý). Dùng cho người ngoại cảm phong hàn, đau bụng, nôn…

Rượu hồ tiêu cho người cảm lạnh

Rượu hồ tiêu cho người cảm lạnh

Hồ tiêu tán bột 50g, rượu trắng 250ml, ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml. Dùng cho người cảm lạnh đau quặn bụng, nôn ra nước trong.

Thông tiêu ẩm cho người đau bụng do lạnh

Hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g, cho vào ấm, cho nước sôi hãm, cho uống. Dùng cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.

Lá hẹ hấp mật ong cho người bị cảm

Dùng 100g lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm. Sau đó, cho lá hẹ vào bát, thêm mật ong nguyên chất vào ngập mặt lá hẹ. Hấp cách thủy lá hẹ mật ong khoảng 30 phút. Khi hấp xong, mẹ chắt nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần, uống 3 lần/ngày. Với trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.

Xông hơi lá tía tô trị cảm lạnh

Đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, rồi đổ ra bát to cho bé xông. Hơi nước tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, khắc phục tình trạng xổ mũi của bé. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *