Lá trầu không cùng một số bài thuốc dân gian
3 phút, 41 giây để đọc.

Lá trầu không có họ với cây hồ tiêu, đều là họ leo. Lá có màu xanh rộng từ 5-7cm và dài 10-15cm. Lá trầu không có thể chiết xuất để sử dụng vì có tính nóng, ẩm, có mùi thơm và chứa tinh dầu có lợi cho sức khỏe. Ở nước ta, văn hóa nhai trầu đã rất quen thuộc với nhiều người và ảnh hưởng rất lớn về văn hóa xã hội. Ngoài ra từ xưa lá trầu còn có thể chế biến các phương pháp thành bài thuốc dân gian giúp chữa một số các bệnh rất hiệu quả mà ông cha ta ngày xưa hay áp dụng. Chúng tôi đưa bài viết này đến với giới trẻ hiện nay để áp dụng giúp giảm chi phí mà hiệu quả lại vô cùng cao. Hãy cùng đọc bài viết về lá trầu không cùng một số bài thuốc dân gian nhé!

Chữa bệnh nhức đầu từ lá trầu không

Lấy 5 lá trầu không, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Lá trầu giúp sát khuẩn vết thương

Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hằng ngày, vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày. Hay

Lá trầu giúp sát khuẩn vết thương

Chữa hăm ở trẻ em bằng lá trầu

Lấy 3 – 4 lá trầu xanh mướt rửa rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước. Sau đó, lấy 1 khăn bông mềm thấm vào nước trầu không rồi đắp lên vùng hăm của bé (chú ý không làm bỏng bé). Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần và thực hiện liên tục trong 4 ngày.

Lá trầu chữa nước ăn chân

Lấy lá trầu 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm… Hay lá trầu vò nát xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy lá trầu đun sôi với nửa lít nước để nguội, cho một cục phèn chua bằng đầu ngón tay cái đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét, ngứa có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Trị đau nhức cảm cúm bằng lá trầu không

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Lỡ loét mụn nhọt đã có lá trầu không

Lá trầu tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt. Ngày làm như vậy 2-3 lần.

Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu vẫn còn có nước vàng rỉ ra. Thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.

Lỡ loét mụn nhọt đã có lá trầu không

Chữa viêm họng bằng lá trầu

Cũng như lá trầu thì mật ong chứa các chất kháng khuẩn, nhiều vitamin và các axit amin. Tác dụng của mật ong là tiêu viêm, giảm đau. Kháng khuẩn, tăng khả năng lành vết thương. Khi kết hợp thêm với lá trầu sẽ nâng cao hiệu quả chữa viêm họng. Bạn hái 5 lá trầu tươi và khoảng 6 muỗng mật ong nguyên chất. Dùng nước muối loãng rửa sạch lá trầu rồi giã nhuyễn. Đem ngâm với 300ml nước sôi khoảng 30 phút. Sau đó lọc lấy nước cốt hòa với mật ong uống sau ăn 30 phút. Ngày 2 lần đến khi tình trạng viêm họng được cải thiện.

Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Bằng những phương pháp dân gian đơn giản này. Đến với chung tôi để biết nhiều hơn về các bài thuốc dân gian né!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *