Người cao tuổi quản lý và nâng cao sức khỏe trong bối cảnh dịch COVID-19
4 phút, 30 giây để đọc.

Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, đồng bộ của các Bộ, ban, ngành, sự đồng lòng của người dân đã giúp cho Việt Nam hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi mỗi người cao tuổi và các thành viên gia đình người cao tuổi, cùng người chăm sóc cho người cao tuổi cần có những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đó là những lí do khiến cho chỉ trong thời gian ngắn Ban Soạn thảo đã xây dựng được tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe để giúp phòng chống dịch COVID-19 cho người cao tuổi ở tại cộng đồng”.

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có những nguy cơ cao mắc COVID-19. Do đó, cần phải luôn tuân thủ những quy tắc sống lành mạnh để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân. Dưới đây là một số những lưu ý cần thiết, mời bạn đọc tham khả cùng chúng tôi.

Hạn chế việc ra khỏi nhà nếu không cần thiết

Người cao tuổi nên đặc biệt hạn chế việc ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Người cao tuổi thường có sức đề kháng kém hơn, đa số sẽ mắc một số bệnh lý nền; như bệnh tim mạch (huyết áp cao, bệnh mạch vành,…); bệnh phổi (hen phế quản, phổi mạn tính,…), bệnh đái tháo đường. Nếu không may bị nhiễm virus Corona; thì rất dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong rất cao.

Hạn chế việc ra khỏi nhà nếu không cần thiết

Nếu phải ra ngoài cần bắt buộc phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác; và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý

Người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể để tránh những bệnh về đường hô hấp; bổ sung từ 1,2 đến 1,8 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng đồ uống kích thích, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá.

Người cao tuổi cần tăng cường dinh dưỡng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng chống dịch bệnh. Các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ thành phần các chất như chất đạm, chất béo lành mạnh.

Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số loại thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, trà xanh, sữa chua,…Đặc biệt cần ăn chín, uống sôi để tránh nhiễm khuẩn từ thực phẩm.

Người cao tuổi cần duy trì tập luyện các bài tập thể dụng nhẹ nhàng ở nhà. Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực và căng thẳng.

Kiểm soát tốt những căn bệnh lý nền

Kiểm soát tốt những căn bệnh lý nền

Người cao tuổi nếu có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi, bệnh tim mạch, huyết áp,… để hạn chế rủi ro khi không may mắc COVID-19 cần kiểm soát tốt những căn bệnh lý nền này. Cần kiên trì dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; không tự ý bỏ thuốc, hoặc lo lắng về tình trạng bệnh mà tăng hoặc giảm liều thuốc.

Tự theo dõi sức khỏe của bản thân, khi có sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân để liên hệ với nhân viên y tế.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu có nguy cơ mắc COVID-19 hãy đến cơ sở y tế

Nếu xuất hiện các dấu hiệu có nguy cơ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở,… cần đến ngay các cơ sở y tế để phát hiện và khám chữa bệnh kịp thời.

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong chung và còn góp phần trì hoãn đỉnh dịch; tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế khiến cho dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, Chính phủ và ngành Y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính; là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Trong bối cảnh đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã thành lập nhóm chuyên gia đến từ Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương… tham gia biên soạn tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính ở tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19”. Tài liệu này nhằm hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở trong việc phối hợp với y tế tuyến trên cùng với chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương vừa thực hiện nhiệm vụ dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho người cao tuổi vừa bảo đảm điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tại cộng đồng trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *