những món ăn tốt cho trẻ
7 phút, 51 giây để đọc.

Món ngon cho bé ăn dặm với mẹ nào là câu hỏi cần vô số lời giải đáp. Bởi vì độ tuổi của mỗi bé không chỉ là vấn đề dinh dưỡng mà khẩu vị của bé cũng cần đa dạng hơn nên việc lựa chọn thực phẩm và chế biến phong phú hơn là điều mẹ cần thiết. Với những món ngon đơn giản, dễ làm sau đây chắc chắn sẽ giúp mẹ giải quyết được khó khăn này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên liệu và cách chế biến những món ngon qua bài viết này để có thêm dinh dưỡng cho trẻ.

Thực đơn hợp lý cho bé 2 tuổi

thực phẩm cho bé

Món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn gồm nhiều món rất đơn giản dễ làm. Bởi ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn gần như giống mọi thứ với người lớn. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một vài món ăn được gợi ý trong bài viết này.

Cha mẹ có biết rằng, đôi khi chỉ vì món ăn phụ huynh chế biến cứ giống nhau mà khiến trẻ chán ăn. Vì thế, mẹ nên xây dựng thực đơn gồm các món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn một cách đa dạng hơn. Việc đề ra một thực đơn phong phú, sẽ kích thích vị giác của trẻ tốt hơn và đủ dinh dưỡng dành cho bé.

Bên cạnh đó, trẻ từ giai đoạn 2 tuổi sẽ phát triển thiên về trí tuệ nên bé sẽ luôn tò mò, học hỏi. Trẻ hăng hái tham gia và khám phá tất cả mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lúc này cũng tăng dần. Bởi trẻ cần được cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ để tham gia vào mọi hoạt động.

Những lưu ý trong thực đơn cho bé

Mỗi loại thực phẩm khác nhau chứa chứa các chất dinh dưỡng khác nhau, chính vì thế việc cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé hấp thụ cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Mẹ cũng nên chế biến đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn của bé, cân đối dinh dưỡng giữa nhóm thực vật và nhóm động vật vì khả năng hấp thụ của mỗi nhóm cũng khác nhau.

Cho bé ăn 3 bữa chính và từ 1-2 bữa phụ. Chế biến nhiều món ăn từ nhóm: rau, củ, thịt, tôm, cá, trứng. Vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé 4 nhóm chất chính gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Cụ thể, từng loại như: tôm, cá, gạo, rau xanh (từ 150-200g), thịt (từ 120-150g), dầu ăn hoặc mỡ (từ 30-40g) và khoảng 3-4 quả trứng mỗi tuần.

Chọn mua thực phẩm tươi sống, thức ăn tươi ngon, mẹ nên chọn thực phẩm theo mùa. Mỗi món ăn nên được trang trí đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của bé. Mẹ cũng cần lưu ý theo dõi sở thích ăn uống của bé, đừng cố ép bé ăn những món bé không thích sẽ khiến bé có cảm giác sợ ăn. Nếu bé kén ăn, mẹ hãy thử thay đổi cách cho bé ăn, thay vì để canh vào bát như thông thường, mẹ có thể để nó vào một chiếc ly nhỏ xinh chẳng hạn.

Những món ăn cho bé 2 tuổi ngon và bổ

Kết hợp cơm nắm, cá và súp lơ

Việc nắm cơm giúp bé ăn ngon, vừa miếng hơn và chắc dạ hơn. Cá chứa nhiều vitamin A, sắt và omega-3 tốt cho sự phát triển trí não và thể chất. Súp lơ là rau xanh cung cấp chất xơ đủ để bé dễ tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón.

Nguyên liệu: Nắm cơm trắng nhỏ (1-2 nắm), cá rút xương, súp lơ

Cách làm:

Luộc súp lơ chín rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Cá hấp chín rồi xé nhỏ, nhặt xương. Súp lơ và cá trộn chung, nêm gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng, cho cơm vào, trộn đều và nắm thành nắm nhỏ vừa tay cho bé ăn.

Đậu phụ non rất tốt cho trẻ khi nấu thành canh

canh đậu phụ non tốt cho trẻ

Nguyên liệu: Thịt nạc băm nhỏ (150g), giá đỗ (200g), cà chua (2 quả), đậu hũ non (2 miếng), rau mùi, hành lá, hành tím, các loại gia vị khác…

Cách làm:

Rửa sạch thịt nạc và băm nhỏ, ướp cùng nửa thìa hạt nêm. Rửa sạch cà chua, thái nhỏ. Hành tím cũng làm tương tự. Giá đỗ đem rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đậu phụ thái hạt lựu. Phi thơm hành tím, cho thịt đã ướp và cà chua vào xào. Đảo đều, tăng lửa cho đến khi cà chua chín nhừ, ra nước. Cho nước vào, đun sôi và thả đậu phụ. Cuối cùng, cho thêm hành lá, giá vào, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Thịt heo sốt cà chua

Nguyên liệu: Thịt lợn vai, mộc nhĩ, cà chua dầu hào, nước mắm.

Cách làm:

Băm nhỏ thịt vai. Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi rửa sạch, băm nhỏ. Trộn thịt cùng mộc nhĩ, dầu hào, một chút nước mắm rồi viên tròn nhỏ lại. Cà chua rửa sạch, lột vỏ, thái mỏng rồi xào nhừ. Cho thêm bát nước vào phần cà chua đã xào và nêm 1-2 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa đường. Đun sôi lên rồi cho thịt vào đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm là được

Chả trứng gà

Nguyên liệu: Trứng gà từ 2-3 quả, tùy nhu cầu ăn của trẻ. 1 thìa canh sữa, 1/4 củ hành tây nhỏ, cà rốt, hành lá, măng tây, nấm hương (4-5 cây), nửa thìa dấm trắng và các loại gia vị khác…

Cách làm:

Rửa sạch và gọt vỏ, thái nhỏ cà rốt. Hành lá, hành tây, nấm hương, măng tây rửa sạch rồi thái nhỏ. Đập trứng gà vào bát, cho thêm chút muối, tiêu, giấm và sữa đánh đều rồi lọc qua rây cho hết cặn. Đun nóng dầu ăn trên chảo rồi cho lần lượt các loại rau củ vào đảo đều tay cho chín tới. Đổ trứng vào chảo rồi trải đều trứng với rau củ. Chờ cho trứng chín thì cuộn lại và tắt bếp. Cắt thành từng khoanh nhỏ cho vừa ăn là xong.

Cá hồi kết hợp với bơ và chanh bằng cách áp chảo

Nguyên liệu: 50g cá hồi, nửa thìa nhỏ nước cốt chanh, ít vỏ chanh thái sợi, 1 lát gừng, các loại gia vị.

Cách làm:

Cá hồi rửa sạch, các mẹ khứa vài đường trên mình cá. Cho 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nước tương, muối, ít gừng băm nhuyễn. Để ướp trong tầm 10 phút cho thấm. Cho một ít bơ vào đun nóng chảy, cho cá hồi vào áp chảo cho vàng. Sau đó các mẹ rưới đều phần nước ướp cá vào. Thêm chút nước cốt chanh và vỏ chanh vào đun cho tới khi cá chín thì tắt bếp là xong.

Nui xào bò và sốt cà chua

nui xào bò tốt cho trẻ

Nguyên liệu: Nui, thịt bò, cà chua, hành tây (không cần nếu trẻ không thích ăn), gia vị mắm muối.

Cách làm:

Cho 1 muỗng canh nui vào luộc chín mềm, sau đó vớt ra để ráo nước. Thịt bò rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cà chua và hành tây rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi chút dầu ăn, cho hành tây và cà chua vào xào chín. Tiếp tục cho thịt bò và 200ml vào đảo đều tay cho tới khi thịt chín và nước sệt như nước sốt. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đổ phần sốt thịt bò cà chua lên đĩa nui, trộn đều. Bổ sung bào tử lợi khuẩn.

Ngoài những món ăn bổ dưỡng, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm men vi sinh bào tử lợi khuẩn, những thực phẩm probiotic để con ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn. Lợi ích tuyệt vời của lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp hệ tiêu hóa, đường ruột của bé luôn ổn định, hoạt động trơn tru.

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, ⅔ hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa, do đó muốn hệ miễn dịch được tăng cường, khỏe mạnh hơn mỗi ngày thì cần phải ăn tốt. Để trẻ ăn tốt, hấp thu tốt thì cần có vi khuẩn có lợi trong đường ruột đủ lớn để ức chế hại khuẩn và tham gia các hoạt động hỗ trợ tiêu hóa như lên men thức ăn, chuyển hóa chất, kích thích và tổng hợp các chất. Khi các quá trình diễn ra ổn định và đều đặn như vậy, khả năng mắc các bệnh đường ruột, bệnh đường tiêu hóa ở trẻ được phòng ngừa tối đa, cải thiện đáng kể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *