Bệnh trĩ bắt gặp chủ yếu ở người trưởng thành và trong đó số lượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn. Bệnh trĩ nếu ta phát hiện và điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây ra bất lợi cho người bệnh. Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng khi quá muộn. Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, cấu trúc các cơ quan và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa đang dần dần đi xuống.
Những đối tượng có tuổi và cao tuổi, các chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột ngày càng yếu đi khiến cho tình trạng rối loạn đại tiện phát sinh, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm theo thời gian, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng dần bị suy yếu. Những yếu tố này sẽ dần dẫn đến bị bệnh trĩ ở người cao tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này thông qua bài bài viết sau đây.
Mục lục
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ
Có một số nguyên nhân hay gặp gây nên bệnh trĩ. Như tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc do rối loạn nhu động ruột (táo bón, tiêu chảy, mót rặn, thường gặp ở người có tuổi). Bệnh tăng áp lực tĩnh mạch, bệnh đường sinh dục, tiết niệu. Hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Những người bị viêm đại tràng mạn tính, nhịn đại tiện thời gian lâu, ngồi nhiều, ít vận động…
Đặc biệt khi khi áp lực tĩnh mạch trĩ tăng lên mạnh. Nếu đứng lâu, trong thời gian dài dễ mắc bệnh trĩ. Người có tuổi bị bệnh lý mạn tính, kéo dài. Mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng (mỗi lần rặn áp lực trong ổ bụng tăng lên 10 lần). Trong khi đó chức năng sinh lý thành tĩnh mạch đã bị lão hóa do tuổi cao. Dẫn đến rất dễ xuất hiện bệnh trĩ. Hoặc người lớn tuổi có tiền sử mang vác nặng trong thời gian dài làm áp lực ổ bụng. Làm cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra. Bởi chất lượng của tổ chức mô kém cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Một số người cao tuổi do bị ho dai dẳng kéo dài (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, COPD, suy tim…). Cũng có khả năng gây nên bệnh trĩ bởi áp lực ổ bụng tăng, kéo theo tăng áp lực trực tràng. Chế độ ăn thiếu rau, thiếu chất xơ, hoặc uống thiếu lượng nước cần thiết. Sẽ gây nên táo bón kéo dài, đi đại tiện khó khăn, từ đó bệnh trĩ xuất hiện.
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Có 2 triệu chứng điển hình của bệnh trĩ bắt buộc người bệnh phải đi khám. Đó là chảy máu lúc đi đại tiện và sa búi trĩ ra ngoài khi đi đại tiện. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo. Tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy lau vệ sinh sau khi đi đại tiện. Càng về sau do bệnh nặng thêm. Cho nên mỗi lần đi ngoài người bệnh phải rặn nhiều do táo bón, máu bám vào phân càng nhiều, thậm chí máu chảy thành giọt hay thành tia.
Triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài mỗi lần đi đại tiện gặp ở hầu hết các trường hợp bị trĩ nội. Sa búi trĩ, lúc đầu, sau mỗi khi đại tiện thấy có máu. Và một khối nhỏ thòi ra ở hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được (đây là trĩ nội). Càng về sau búi trĩ càng thòi ra, khối lượng cũng to dần lên. Và không tự tụt vào được sau khi đi đại tiện mà phải can thiệp bằng cách dùng tay đẩy vào.
Khối búi trĩ đó dần dần nằm ngoài hậu môn không đẩy lên được. Nếu cố đẩy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Thông thường trĩ gây đau ít, đau nhiều chỉ xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch. Hoặc sa trĩ bị nghẹt hay do các bệnh khác kèm theo ở vùng hậu môn như: nứt kẽ hậu môn, áp-xe cạnh hậu môn. Ngoài ra, có ngứa quanh lỗ hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn.
Các biến chứng do trĩ gây nên
Khi bệnh trĩ đã nặng tạo nên đám rối tĩnh mạch quanh trực tràng – hậu môn. Làm cho thành tĩnh mạch giãn mỏng nên rất dễ thủng, dễ rách và chảy máu làm mất máu, thậm chí phải cấp cứu. Nếu chảy máu nhiều và kéo dài sẽ làm người bệnh bị thiếu máu. Nếu búi trĩ to, máu dễ đông lại thành cục. Gây tắc nghẽn và gây đau dữ dội cần phải can thiệp y tế. Khi trĩ thòi ra ngoài lâu sẽ gây chảy máu, nứt hậu môn, thậm chí rặn quá nhiều còn ảnh hưởng tới tầng sinh môn. Nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
Phòng ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày như:
Chế độ ăn: ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, đúng giờ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ăn nhiều rau quả giúp phân mềm. Tăng khối phân, bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Uống nhiều nước giúp phân mềm dễ đại tiện. Hạn chế các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, chất cay nóng. Giữ vệ sinh ăn uống để phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa. Dễ phát sinh bệnh trĩ như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…
Chế độ sinh hoạt: tập thể dục đều đặn. Tránh đứng hoặc ngồi lâu, không nên ngồi xổm, nếu phải ngồi lâu không nên lót gối mềm dưới mông. Vì sẽ làm tăng chèn ép các tĩnh mạch. Tránh rặn nhiều khi đi ngoài làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch trĩ. Tập thói quen đại tiện đúng giờ, đại tiện ngay khi cảm thấy muốn đại tiện. Tốt nhất mỗi ngày đi đại tiện một lần vào buổi sáng. Giữ vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau mỗi lần đại tiện. Điều trị tích cực các bệnh làm tăng áp lực ổ bụng (như ho kéo dài, rối loạn đại tiêu hóa). Hoặc cản trở máu trở về tim (như giãn tĩnh mạch cửa, xơ gan,…).
Khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi phải đi khám sớm. Độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ. Nên chữa càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, biến chứng và chi phí điều trị.
Một số điều lưu ý về bệnh trĩ
Khi nghi ngờ bị bệnh trĩ, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Bên cạnh đó, để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý để phòng bệnh trĩ, cần ăn nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây sau mỗi bữa ăn.
Cần uống đủ lượng nước (mỗi ngày uống từ 1,5 – 2,0 lít nước). Nên tránh các loại có tính chất kích thích như cà phê, nước trà đặc, rượu và các loại gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt. Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày vào một giờ nhất định, khi đi ngoài không nên ngồi lâu và bỏ thói quen đọc sách báo khi đi đại tiện (nếu có). Cần vận động cơ thể như đi bộ, chơi thể thao, bơi. Nên vệ sinh sạch vùng kín mỗi ngày.