So với người lớn, cảm giác ghen tị của trẻ em có những biểu hiện rõ ràng hơn. Trẻ có thể cảm thấy tủi thân, ghen tị hoặc bực bội khi nhận ra rằng bạn bè của mình vượt trội hơn mình. Trong nhiều trường hợp, ghen tuông không phải là xấu. Lòng đố kỵ giúp trẻ phấn đấu trong học tập, tôn trọng người khác, có ý chí cầu tiến và khuyến khích sự sáng tạo.
Trẻ sẽ nhận ra mình còn thiếu gì và phải phấn đấu để sống tốt hơn. Tuy nhiên, cái gì cũng đều phải có hai mặt của nó. Nếu trẻ thường xuyên ghét bỏ bạn bè mà không phấn đấu, trẻ sẽ ngày càng hẹp hòi, ích kỷ, thậm chí coi thường người khác. Nếu con bạn có tính cách đó, cha mẹ cần động viên con khắc phục bằng những cách sau đây của chúng tôi.
Mục lục
Một số biện pháp khắc phục tính đố kỵ ở trẻ
Đối xử công bằng với con
Đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được toàn bộ tình yêu thương của cha mẹ, vì thế bạn đừng bao giờ ngạc nhiên khi con gái lớn của mình bảo: “Mẹ vứt em đi để bế con”.
Để giải quyết vấn đề này, các bậc cha mẹ cần duy trì không khí gia đình luôn vui vẻ, giúp trẻ hiểu rằng tình yêu thương của cha mẹ chia đều cho các con và không thiên vị ai cả. Khi hiểu được điều này, trẻ sẽ biết yêu thương lẫn nhau và không cảm thấy ấm ức vì cha mẹ có tâm lý thiên vị. Nếu cha mẹ thấy con mình có tâm lý đố kỵ; mà lại đi quát mắng sẽ càng khiến trẻ bức xúc và chán ghét gia đình.
Lắng nghe và thấu hiểu con
Cần hiểu rằng tâm lý đố kỵ ở trẻ là trực quan, là có thực; và xuất phát một cách tự nhiên. Đó chỉ là phản ứng tâm lý của trẻ khi không thực hiện được nguyện vọng của mình. Do đó khi thấy trẻ xuất hiện tâm lý này, cha mẹ không nên vội vàng chỉ trích hay phê bình, đả kích trẻ.
Khi trẻ bộc bạch với cha mẹ, đó là lúc chúng cảm thấy không vui, muốn trút bỏ bực dọc trong lòng và con cần người chia sẻ; hiểu và rộng lượng với con. Trong trường hợp này bạn không nên bình luận gì mà chỉ cần nói với con rằng: “À, mẹ tưởng chuyện gì to tát lắm cơ”. Nên biết rằng chính sự thoải mái và nụ cười của bạn sẽ giúp trẻ gỡ bỏ được tâm lý đố kỵ.
Tạo động lực cho con
Giúp trẻ tạo ra động lực tích cực là cách tuyệt vời nhất loại bỏ cảm xúc đố kỵ. Chẳng hạn, nếu bạn của trẻ đạt điểm cao; hãy khuyến khích và động viên con cố gắng học tập để có kết quả tốt. Khi đã nỗ lực học tập; trẻ sẽ không còn tập trung vào việc phải vượt qua người khác và có mục đích học tập đúng đắn.
Dạy con kỹ năng hợp tác
Đó là một trong những cách đơn giản nhất để loại bỏ tính đố kỵ ở trẻ. Nếu con bạn đố kỵ với một đứa trẻ khác, cha mẹ hãy tạo cơ hội để chúng có thể hợp tác, hỗ trợ với nhau cùng hoàn thành một nhiệm vụ. Có thể khi bạn nói đến việc này; trẻ sẽ không thích và không chịu hợp tác. Cha mẹ tạo cho trẻ những khoảnh khắc chia sẻ và giúp đỡ nhau giữa những đứa trẻ sẽ giúp chúng có thể chơi đùa, xóa tan cảm giác đố kỵ từng tồn tại.
Không đem con ra so sánh
Đừng so sánh thành tích của con với trẻ khác; vì như vậy là bạn đang làm giảm giá trị của con và gây ra những hậu quả lâu dài. Những so sánh này khiến trẻ đưa đến kết luận rằng: “Mẹ nghĩ anh giỏi hơn”, “Bố thương anh nhiều hơn”.
Phát huy những điểm mạnh của con
Mỗi trẻ đều thích nghe cha mẹ nói về điểm mạnh của mình. Nói về một điểm mạnh cụ thể làm tăng sự tự tin của trẻ. Nếu trẻ có sở thích hoặc có một đặc điểm tính cách tích cực nào; thì hãy cố gắng nuôi dưỡng phẩm chất đó cho con.
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc sẻ chia
Trẻ em có xu hướng ác cảm với những đứa trẻ khác mà không cần một lý do cụ thể. Trong trường hợp đó, hãy dạy trẻ tầm quan trọng của việc sẻ chia, thấu hiểu. Hãy kể cho con câu chuyện về những đứa trẻ thiếu thốn hoặc vô gia cư; để trẻ cảm thấy những gì mình đang có là niềm mơ ước của nhiều người. Điều này sẽ giúp trẻ vượt qua cảm giác bất an, sợ thua kém và sống giàu tình thương hơn.
Khuyến khích những năng lực độc đáo ở trẻ
Mọi đứa trẻ đều muốn nghe cha mẹ nói về những điểm mạnh của mình. Có thể con bạn học Toán không tốt, nhưng lại chơi sudoku rất giỏi; có thể con không biết chơi bóng đá, nhưng lại vẽ rất đẹp. Cha mẹ cần khám phá năng lực và thế mạnh của con; khuyến khích nuôi dưỡng và phát huy khả năng đó để trẻ tự tin vào mình, không cảm thấy thua kém với những đứa trẻ khác.
Tác hại của đố kỵ đối với trẻ
Đố kỵ không mang đến thành công cho bất cứ ai. Khi bạn đố kỵ với một ai đó, buông những lời rèn pha, lôi kéo đồng bọn để nói xấu; chân chọc một ai để hạ thấp danh dự. Và sự uy tín của người khác thì bản thân bạn cũng không được ca ngợi thêm. Bạn cũng không thể trở nên giàu có hơn; điều mà bạn nhận được chỉ có thể là thỏa mãn thói ích kỷ nhất thời của bản thân bạn mà thôi.
Những người có tính đố kỵ và hành động để thỏa mãn sự đố kỵ trong bản thân sẽ; đều có sự ảnh hưởng tới cuộc sống, khiến cho bản thân có những hành vi dại dột; bồng bột thiếu suy nghĩ, đồng thời những hành động. Và thái độ đó cũng sẽ dần gặm nhấm đi phần nào về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.