dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng
5 phút, 3 giây để đọc.

Chất lượng dinh dưỡng hay chất lượng dinh dưỡng (sữa) trong những năm đầu đời của trẻ sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển bào thai và đầu đời thường có chỉ số thông minh cao hơn, hoặc trẻ thiếu sắt có nguy cơ giảm nhận thức và thành tích trong độ tuổi đi học.

Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh những trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ năng động hơn, tương tác xã hội hơn, hăng say học tập và khả năng nhận thức tốt hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Và dưỡng chất cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Sữa mẹ rất quan trọng về mặt dinh dưỡng

dinh dưỡng từ sữa mẹ rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Xây dựng cho con chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo con phát triển toàn diện

Sữa mẹ có vai trò quyết định đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi. Vai trò của sữa mẹ không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mà còn là “vắc xin” đầu đời của trẻ sơ sinh. Bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ ngay từ những ngày đầu đời. Việc cho trẻ bú sớm còn giúp co hồi tử cung của mẹ, giúp mẹ giảm mất máu. Với những lợi ích tuyệt vời vừa nên trên, mẹ nên:

Cho trẻ bú sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, tránh bệnh vàng da của trẻ. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Những điều lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi

Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được nên gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ lượng ít tới nhiều. Và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới. Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh, người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.

Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn. Mẹ thường hạn chế sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ. Nhưng dầu mỡ, chất béo lại là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn và giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Do đó, nên thêm dầu vừng, lạc, dầu mè làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, giúp trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.

Có một số trường hợp mẹ không cho trẻ ăn cái mà chỉ ăn nước hầm. Mẹ cần lưu ý các loại đạm đều nằm ở phần cái của thịt, cá tôm, trứng, hầu như không tiết ra nước hầm. Một số trẻ không thích ăn rau củ. Mẹ nên khuyến khích hoặc tìm cách chế biến rau củ thành những món ăn hấp dẫn. Dễ ăn để bổ sung đủ chất xơ cho trẻ.

lưu ý dinh dưỡng cho trẻ

Thực đơn hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi là thế nào?

Có thể nói, khi con trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới, cha mẹ nên tìm hiểu, học hỏi để chăm sóc bé đúng cách. Trong đó, thời điểm con bắt đầu ăn dặm là một trong những dấu mốc cực kỳ quan trọng. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé cần có những gì, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!

Dưới đây là mẫu thực đơn tham khảo cho trẻ dưới 2 tuổi theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Thực đơn hợp lý dành cho trẻ 6-8 tháng tuổi

Cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 600ml/ngày (nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa công thức theo lứa tuổi của trẻ) và ăn 1-2 bữa bột/ ngày

Lượng thực phẩm trong 1 ngày:

Bột gạo tẻ: 20-30gr. Thịt, cá, tôm, trứng: 20-30gr/ngày (nên đa dạng các loại). Dầu mỡ cho khi nấu: 6-10ml (không tính dầu mỡ có sẵn trong thực phẩm). Rau xanh: 20gr (nên đa dạng các loại). Sữa: 600-700 ml (sữa mẹ, chỉ dùng sữa công thức khi không đủ sữa mẹ). Quả chín: 50-100gr

Thực đơn hợp lý dành cho trẻ 9-11 tháng tuổi

Bú mẹ: 500-600ml/ngày, ăn 2-3 bữa bột/ngày.

Lượng thực phẩm trong 1 ngày:

Gạo tẻ: 40-60 g. Thịt (cá, tôm): 50g, trứng 1 tuần 3 – 4 quả. Dầu mỡ cho thêm khi nấu: 10-15g (không tính dầu mỡ có sẵn trong thực phẩm). Rau xanh: 40 – 50g Quả chín : 100 – 120g

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *