Viêm khớp dạng thấp, thấp tim và bệnh gút là 3 bệnh hay gặp nhất trong mùa đông. Đây là những bệnh khớp mạn tính kéo dài trong rất nhiều năm dẫn tới dính khớp, cứng khớp, biến dạng các khớp và mất khả năng vận động của khớp xương. Vào mùa đông, khí lạnh và không khí ẩm ướt là nỗi ám ảnh với nhiều người cao tuổi mắc các bệnh viêm khớp. Vậy phải àm gì để đối phó với căn bệnh này. Tìm hiểu về cách phòng tránh viêm khớp ơ người già vào mùa đông cùng chúng tôi nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh
Các bác sĩ tư vấn cho biết, do quá trình lão hóa nên khi vào mùa đông người cao tuổi; khó tránh khỏi việc nhức mỏi chân tay, đau xương khớp dẫn đến viêm khớp. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp là do sự thay đổi của thời tiết thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt;..làm thay đổi hàng loạt các yếu tố bên trong cơ thể người như độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp; sự kết tủa của các muối, dẫn đến sự thay đổi của các mạch.
Ngoài ra còn do trời rét, độ ẩm tăng cao do mưa phùn cũng làm cho các gân cơ bị co rút lại; các dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng; đau mỏi, khó cứ động,…cũng dẫn đến bệnh viêm khớp.
Triệu chứng khi đau xương khớp mùa lạnh ở người già
Đau xương khớp mùa lạnh có triệu chứng điển hình như sau:
- Đau nhức xương khớp: Tại các vị trí thường xuyên cử động nhiều như đầu gối, cổ tay, ngón tay; người bệnh sẽ thấy đau nhức và buốt từ trong xương, các khớp sưng và đỏ, tê cứng làm cản trở vận động.
- Phát ra âm thanh ở các khớp: Khi trời trở lạnh; đau nhức xương khớp có thể phát ra âm thanh mỗi khi cử động.
- Cứng khớp: Bệnh đau xương khớp mùa lạnh có triệu chứng nổi bật là cứng khớp; đặc biệt là vào buổi sáng lúc mới thức dậy. Cứng khớp khiến việc co duỗi trở nên khó khăn. Để cử động bình thường, người bệnh cần phải thực hiện xoa bóp và vận động khớp nhẹ nhàng.
- Nhạy cảm với cơn đau hơn: Người bị bệnh khớp mãn tính thường nhạy cảm với cơn đau xương khớp hơn; do lớp sụn khớp đã bị bào mòn, khiến đầu xương bị trơ ra.
Phương pháp phòng tránh bệnh viêm khớp vào mùa đông ở người già
Để có thể ngăn ngừa bệnh viêm khớp vào mùa đông; bác sĩ khuyên người bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để hạn chế tình trạng viêm khớp, giảm đau khớp; thì người già nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3, các rau lá xanh; như : rau bina, cải xoăn, … để giúp hạn chế tình trạng viêm và đau đớn. Các loại trái cây như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C; cũng có tác dụng làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người cao tuổi.
Ngoài ra, người già cũng nên tránh dùng các thực phẩm giàu axit béo omega-6; vì loại axit này có thể gây ra tình trạng viêm đau đớn hơn.
Bổ sung thêm các chất giúp hạn chế triệu chứng của bệnh viêm khớp
Để giúp đỡ quá trình nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương ở người cao tuổi; thì người cao tuổi có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate, chondroitin;….các chất này có thể giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh viêm khớp phát tác ở những người bị đau khớp. Bổ sung nhiều vitamin D để giúp cho xương mạnh mẽ; ngăn ngừa đau khớp, viêm khớp hiệu quả.
Hoạt động thể dục hợp lý
Các bác sĩ cho biết thời tiết lạnh vào mùa đông làm cho người bệnh ít làm việc, ít vận động; nên cũng gât ra viêm khớp. Việc tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương và ngăn chặn các cơn đau; là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể.
Các bác sĩ ngoại khoa cũng chỉ ra rằng nếu thường xuyên đi bộ hàng ngày, đi bộ đúng cách thì rất có ích, giúp tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống cho các tế bào xương, tăng khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên và giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng ở mức hoàn hảo. Ngoài đi bộ thì người già có thể tham gia đạp xe nhẹ nhàng, bơi lội,… cũng như tập luyện các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ sẽ giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương được tốt.
Vận động đúng cách là cách chữa bệnh viêm khớp tốt nhất đối với người già. Tuy nhiên, người già cũng có sức khỏe yếu, mùa đông lại lạnh chứa nhiều tà khí nên việc vận động cần được thực hiện theo khả năng sức khỏe của mỗi người già.