Thanh Hóa
7 phút, 39 giây để đọc.

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc thuộc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn, đứng thứ 5 về diện tích so với cả nước. Thanh Hóa nổi tiếng với các danh thắng như Thắng cảnh Pù Luông, Khu di tích Lam Kinh, suối cá Thần Cẩm Lương, biển Sầm Sơn… và có những món ăn đậm chất dân dã làm núi bước chân du khách.

Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa sẽ là thông tin hữu ích bạn cần tham khảo để có những trải nghiệm thật tuyệt vời và trọn vẹn. Bởi vùng đất xứ Thanh này không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn, khu bảo tồn thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng với đó là những lễ hội đặc sắc và rất nhiều món ngon đáng nhớ…

Phương tiện di chuyển

Thanh Hóa cách Hà Nội 150km, thích hợp cho bạn có chuyến đi nghỉ và tham quan cuối tuần. Bạn có thể chọn phương tiện xe máy, xe khách hoặc tàu hỏa để đến Thanh Hóa. Từ TPHCM bạn có thểm phương tiện máy bay của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air & Jestar.

Nên đi du lịch Thanh Hóa mùa nào?

Mùa nóng ở Thanh Hóa bắt đầu từ tháng 5 – 10, mùa này nắng, mưa nhiều. Thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39 – 40°C. Mùa lạnh từ tháng 11 – 4 năm sau, mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít đầu mùa thường hanh khô. Vậy nên thời gian thích hợp đến Thanh Hóa là tháng 2 – 4 để tham quan; hoặc tháng 5 – 7 để tắm biển.

Những địa điểm tham quan khi đến Thanh Hóa

Biển Sầm Sơn

biển Sầm Sơn

Biển Sầm Sơn là địa chỉ tắm biển của người dân miền Bắc thư giãn mùa hè. Biển thuộc thị xã Sầm Sơn, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 17km, đến đây ngoài tắm biển thì bạn hãy lên núi Trường Lệ tham quan hòn Trống – Mái, Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên.

Tham quan các di tích lịch sử

Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đi 45km bạn hãy ghé tham quan Thành nhà Hồ. Được xây dựng bởi Hồ Quý Ly từ năm 1397, đi thêm 37km để tham quan Suối cá thần Cẩm Lương. Với hàng ngàn con cá lớn nhỏ bám dày đặc suốt chiều dài hơn 100m của con suối cũng nhiều truyền thuyết; câu chuyện bí ẩn khi đến đây. Chiều bạn hãy ghé tham quan Di tích lịch sử Lam Kinh. Nơi thờ của các vị vua thời Hậu Lê (theo tỉnh lộ 15A khoảng 51 km về phía Tây).

Thắng cảnh Pù Luông

Tại Thanh Hóa có thắng cảnh Pù Luông mà dân phượt rất thích khám phá và chinh phục. Cách thành phố Thanh Hóa 125km, Pù Luông đẹp nhất là tháng 6 và tháng 10; vào đúng mùa lúa chín. Tới đây bạn có thể chinh phục đỉnh núi Pù Luông, thăm các bản Nủa, Trình; Hin, Bố, hoặc các bản Pốn, Thành Công, Cao Hoong, Bản Kịt. Ở đây có bản Hiêu khá nổi tiếng dòng suối Hiêu. Suối chứa một lượng đá vôi lớn nên những bộ rễ cây nằm trong lòng suối bị vôi hóa. Từ đó người ta tương truyền suối Hiêu có thể biến cây thành đá. Đến đây bạn hãy ở lại một đêm để trải nghiệm văn hóa các dân tộc.

Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn có thể tham quan đền bà Triệu, đền Đông Cổ, khu Di tích Hàm Rồng, di tích Đông Sơn, cụm di tích Nga Sơn (động Từ Thức, cửa biển Thần Phù, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm)…. Hay hành trình khám phá vườn quốc gia Bến Én (45km).

Cầu Hàm Rồng

  • Địa chỉ: Tào Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Cầu Hàm Rồng là cầu đường sắt duy nhất bắc qua sông Mã và có vị trí giao thông quan trọng. Cầu được xem là “chứng nhân” của nhiều cuộc chiến tranh qua các thập kỷ. Cũng là biểu tượng của ý chí và sự kiên cường, bất khuất của mảnh đất và con người xứ Thanh. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của bản thân tôi, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham quan cầu Hàm Rồng và ghi lại những bức ảnh cùng chứng nhân lịch sử này.

Khách sạn & ẩm thực

nem chua Thanh Hóa

Thanh Hóa có khá nhiều khách sạn để bạn lựa chọn, lưu ý tham khảo trước các đánh giá trên web như Agoda, Tripadvisor, Mytour trước khi quyết định đặt khách sạn để phù hợp với túi tiền của bạn nhé. Nếu chọn nghỉ đêm tại Thanh Hóa bạn có thể ở các khách sạn như Biển Nhớ; Sao Mai hay Hoàng Gia đều tiêu chuẩn 3 sao hay New Star 2 sao. Còn nghỉ đêm tại Sầm Sơn thì chọn Phương Linh 2 & Việt Hưng 3 sao, Hoàng Long 2 sao. Lưu ý nên chọn các khách sạn có tiêu chuẩn tốt một chút để đảm bảo dịch vụ và an toàn.

Đến Thanh Hóa, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng như nem chua, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi, bánh gai Tứ Trụ, các món chế biến từ hến làng Giàng, gỏi cá nhệch, cá rô Đầm Sét, mía đen Kim Tân, chim mía và hải sản.

Những lễ hội đặc sắc

Đến Thanh Hóa vào đúng thời điểm bạn có thể tham gia vào các lễ hội như Lễ hội bánh chưng bánh dày, được tổ chức thường niên vào các ngày 11, 12, 13/5 âm lịch tại thị xã du lịch Sầm Sơn; Lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức từ 19 – 24/2 âm lịch; Hội Lam Kinh vào ngày 21 – 22/8 âm lịch tại khu điện cổ Lam Kinh; Hội Pồng Poong, vào tháng 3 âm lịch, mùa hoa bông trăng nở báo hiệu mùa lễ hội Pồn Pôông trở về trên các bản vùng cao huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước…. Hoa bông trăng tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, vì thế đây còn là lễ hội giao duyên gắn với  nhiều câu chuyện tình lãng mạn.

Lễ hội Bà Triệu

  • Thời gian tổ chức: 20 – 23 tháng 2 âm lịch hàng năm
  • Địa điểm: Đền Bà Triệu và các lăng, đình tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá

Lễ hội Bà Triệu được tổ chức để tri ân và tưởng nhớ đến bà Triệu Thị Trinh. Vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248. Lễ hội được diễn ra với nghi thức trang trọng tại đền Bà Triệu; và các lăng, đình ở địa phương.

lễ hội bà Triệu

Sau phần tế lễ như rước kiệu, tế nữ quan, phần hội sẽ được diễn ra. Đáng mong chờ với nhiều trò dân gian hấp dẫn và tiết mục hát chầu văn. Tham gia lễ hội trong dịp du lịch Thanh Hóa, bạn sẽ được hòa vào không khí sôi nổi; và thấm nhuần tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với vị nữ anh hùng nhân dân xứ Thanh.

Lễ hội Làng cổ Đông Sơn

  • Thời gian tổ chức: ngày 2, 3 tháng 3 âm lịch hàng năm
  • Địa điểm: Đền thờ Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Làng cổ Đông Sơn được tổ chức thường niên nhằm kỷ niệm ngày mất và tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh cả Lê Uy Trần Khát Chân. Ông là một vị tướng tài có công đánh đuổi quân Chiêm Thành vào cuối thời Lý. Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức trang trọng như: đội lễ, dâng lễ, tế lễ, dâng hương, rước kiệu… Khuôn khổ lễ hội còn có phần nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng các trò chơi dân gian thú vị.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Làng cổ Đông Sơn và đền thờ Trần Khát Chân. Đây là di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.

Nên mua gì về làm quà?

Đến Thanh Hóa bạn đừng quên mua các đặc sản xứ Thanh về làm quà cho người thân như nem chua, bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, bánh răng dừa, bánh đa hay mắm tép Thanh Hóa… Bạn có thể mua tại chợ hoặc các siêu thị đều có bán.

Những lưu ý

Khi du lịch đến biển Sầm Sơn bạn nên hỏi giá dịch vụ trước khi dùng. Vì hiện tại vấn đề chặt chém vẫn còn và lưu ý hạn chế đi vào ban đêm vì không an toàn.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *