Thời kỳ trẻ còn trong bào thai thì chát dinh dưỡng của bé sẽ thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của mẹ. Nguồn dinh dưỡng đến từ mẹ sẽ đi theo máu, đưa qua nhau thai và tới cung cấp cho thai nhi. Vì vậy cần đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai phụ ở trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là ở 3 tháng giữa thay kỳ, giai đoạn thai nhi phát triển 1 cách nhanh nhất của thai kỳ.
Một chế độ dinh dưỡng mang thai cần phù hợp, kết hợp với sự vận động và nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng. Duy trì chế độ ở trên sẽ giúp cho thai nhi phát triển tối ưu để thai phụ có đủ sức khỏe nhằm chăm sóc cho bé. Thai nhi trong giai đoạn này sẽ có thể phát triển về khung xương và về chiều cao. Thế nên mẹ bầu sẽ cần tăng cường các đáp ứng năng lượng dành cho phụ nữ mang thai.
Mục lục
Lựa chọn thực phẩm và duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ bầu có thể ngưng cung cấp axit folic sau tuần 12 nếu muốn. Nhưng vẫn phải bổ sung đủ lượng vitamin D trong suốt thời kỳ mang thai(10 microgram/ngày). Mẹ bầu có thể bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng.
Cũng như dùng các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, ngũ cốc dinh dưỡng… Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý khi dùng các loại vitamin và dầu cá. Đặc biệt là Vitamin A có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi nếu sử dụng liều cao. Tốt nhất, mẹ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin và khoáng chất.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ thì mẹ bầu nên chọn thực phẩm như thế nào?
- 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, trong đó có các loại rau lá xanh (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, cải bắp). Những thực phẩm để bổ sung axit folic và sắt.
- Mẹ mang thai nên bổ sung tinh bột, ngũ cốc nguyên cám mỗi bữa sáng. Ví dụ như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống và gạo.
- Dùng các sản phẩm từ sữa ít béo 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo mẹ bầu có đủ lượng canxi.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, đậu lăng,… trong chế độ ăn cho bà bầu hai lần mỗi ngày. Để đáp ứng các nhu cầu về protein và sắt cho cơ thể mẹ và thai nhi.
- Ăn các loại cá béo ít nhất 1 lần/tuần để có hàm lượng axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi.
- Chọn các đồ ăn nhẹ, bổ dưỡng như trái cây, bánh mì nướng, sữa chua, ngũ cốc. Thay vì các thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo.
- Mẹ bầu lưu ý không uống các thức uống có cồn, cũng như ăn thực phẩm tái, sống nhé!
Chăm sóc thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ
Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mang thai của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua nhau thai tới cung cấp cho thai nhi.
Nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người mẹ sẽ có sức đề kháng tốt. Sẽ không dễ mắc bệnh và có đủ sức khỏe để sinh con. Bên cạnh đó sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh; có đủ sữa cho con bú, có sức chăm sóc con.
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi tăng trưởng rất nhanh, có thể đạt đến 35cm vào cuối tháng thứ 6. Để đảm bảo mẹ và thai nhi hấp thụ đủ năng lượng và các vitamin, dưỡng chất cần thiết. Mẹ bầu cần biết rõ nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này để có thể bổ sung thật hợp lý.
Cần chú ý về cân nặng của mẹ bầu trong 3 tháng giữa
Thời kỳ này, cơ thể mẹ bầu đã đạt được hơn ½ tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Dù mẹ bầu không cần ăn quá nhiều. Nhưng do cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ chế độ ăn uống, nên mẹ bầu rất dễ tăng cân.
Nếu trước khi mang thai, mẹ có trọng lượng trung bình (BMI từ 18,5 – 24,9) thì có thể tăng thêm 0.5kg/tuần. Chỉ số này vào khoảng 0.25kg/tuần đối với mẹ béo phì.
Việc tập thể dục sẽ giúp mẹ mang thai kiểm soát cân nặng tốt hơn. Những môn thể thao mà mẹ bầu có thể thực hiện bao gồm bơi lội, đi bộ, yoga. Và nên duy trì thực hiện với tuần suất ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút/lần.
Trong thời kỳ 3 tháng giữa thai kỳ, các thai phụ không ốm nghén nhiều. Nên có thể ăn uống thoải mái hơn nên cần ăn đủ chất. Để cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu của mẹ và bé. Trong trường hợp muốn có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Mẹ bầu nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, kỹ hơn.