MIT tạo ra thuật toán giúp robot hỗ trợ người khuyết tật sinh hoạt
4 phút, 15 giây để đọc.

Cánh tay robot có thể hỗ trợ cho người khuyết tật, người bị hạn chế khả năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày, thế nhưng thách thức là làm sao để nó không vô tình gây hại cho họ. Theo Engadget, những nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm máy tính và AI (trí tuệ nhân tạo) của MIT (MIT CSAIL) đã tạo ra những thuật toán giúp robot hỗ trợ con người sinh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn.

Muốn mặc quần áo cho con người, robot buộc phải học từng bước một, từ việc giữ quần áo, quan sát cử chỉ của người mặc, để tránh va chạm với họ, cho đến hiểu về chất liệu của quần áo. Chúng phải được lập trình với tất cả những thông tin như vậy.

MIT phát triển thuật toán giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người

Tuy nhiên, trong lúc hoạt động, chỉ cần một phản ứng không cẩn thận có thể khiến robot và con người va chạm nhau, tiêu biểu là trường hợp của những robot công nghiệp vô tình làm hại các công nhân trong nhà máy.

Cũng chính vì thế, các thuật toán trước đây thường ngăn robot tiếp xúc với con người để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến vấn đề gọi là “robot đóng băng” – cũng là bài toán nan giải đối với xe tự lái. Khi cảm thấy không thể đảm bảo an toàn cho con người, robot hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung sẽ ngừng hoạt động và bỏ qua nhiệm vụ được đặt ra ban đầu.

MIT phát triển thuật toán giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người

Để vượt qua vấn đề đó, nhóm nhà khoa học của MIT đã phát triển thuật toán. Giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người. Hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Tránh va chạm ở mức tối thiểu.

Việc phát triển thuật toán giúp ngăn tổn hại về thể chất đối với con người

Nghiên cứu sinh Shen Li cho biết: “Việc phát triển thuật toán ngăn tổn hại về thể chất đối với con người mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc là một thách thức quan trọng”.

Đối với nhiệm vụ thay quần áo đơn giản, robot vẫn phải giữ áo khi con người làm những chuyện khác như kiểm tra điện thoại. Nó phải có khả năng dự đoán nhiều tình huống khác nhau. Zackory Erickson – chuyên gia của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết: “Cách tiếp cận đa diện này kết hợp lý thuyết tập hợp (set theory), dự đoán hành vi con người; các quy định bảo đảm an toàn và thường xuyên phản hồi. Để đánh giá mức độ an toàn trong tương tác giữa người – robot”.

Nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu. Nhưng họ có thể áp dụng ý tưởng này vào nhiều việc khác ngoài mặc quần áo. Hướng đến mục tiêu cuối cùng là khiến robot có thể hỗ trợ các hoạt động thể chất cho người khuyết tật.

Việc phát triển thuật toán giúp ngăn tổn hại về thể chất đối với con người

Robot học cách mặc áo nhờ công nghệ mô phỏng lại các động tác thực tế

Robot đã học cách mặc áo cho con người nhờ công nghệ mô phỏng lại các động tác thực tế. Và nó phải trải qua hàng nghìn lần luyện tập mới có thể làm thuần thục, nhanh gọn như vậy. Từ những sai lầm, ví dụ như việc áo bị vướng lại trên người; robot PR2 mới học hỏi. Để tránh phạm phải lần nữa.

Ngoài ra, nó cũng bớt gây phiền toái cho các nhà nghiên cứu và người tình nguyện tham gia. Bởi họ sẽ không phải chịu đựng cảnh robot này thất bại đến vài nghìn lần. Những bài mô phỏng này sẽ giúp mạng thần kinh (neural network) của người máy hoàn thiện kỹ năng. Tính toán được mức độ lực cần thiết. Để mặc quần áo cho người.

Thay vì sử dụng thị giác máy tính để quan sát; robot sẽ dựa trên phản hồi xúc giác để dự đoán các thao tác cần thiết. Nhằm hạn chế quần áo bị mắc lại vào cơ thể chủ nhân. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả. Bởi khoác lên người, quần áo thường che đi phần cơ thể của người được mặc. Dẫn đến tình trạng robot khó có thể quan sát các bộ phận và xác định sai lệch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *