Cây cỏ tranh và những bài thuốc chữa trị cho người bệnh
7 phút, 0 giây để đọc.

Trong đông y, cỏ tranh là loại dược liệu khá là quen thuộc trong việc điều trị các bệnh như sỏi thận, ho lâu ngày, bí tiểu hay còn giảu độc gan,… Cỏ tranh còn có tên gọi khác là bạch mao, với thân và rể chắc khỏe cao từ 30-90cm. Cỏ tranh thường mọc dại ở khắp nước ta, được thu hái và điều chế sắc thuốc và trở thành các bài thuốc dân gian có công hiệu cao. Thường thì sau khi thu hái, người ta sẽ chỉ lấy thân và rễ, bỏ lá và rễ non. Rửa sạch và phơi khô, hoặc có nhiều bài thuốc sẽ dùng cỏ tranh tươi. Hãy tìm hiểu qua bài viết cây cỏ tranh và những bài thuốc chữa trị cho người bệnh nhé!

Điều trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ tranh

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn.

Sử dụng 20g rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20g cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

Điều trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ tranh

Cỏ tranh chữa khạc hoặc ho ra máu

Bài thuốc gồm có sinh địa 12g, rễ cây cỏ tranh khô 16g, rau má 20g cùng với cỏ mực 20g và ngân hoa 12g. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

Trị chứng khô họng, khô miệng với rễ cỏ tranh

Lấy 16g rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 10g sơn thù, 12g sa sâm, 16g hoài sơn, 8g đan bì, 16g đinh lăng, 12g khởi tử, 10g trạch tả, 12g mạch môn, 20g cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

Trị xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn. Rể cỏ tranh 20g, thục địa 12g, a giao 6g, trắc bách diệp 16g, củ gừng nướng cháy 21g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Để nước thuốc nguội rồi mới uống.

Trị bệnh sỏi thận từ rễ cỏ tranh

Điều trị sỏi thận có thể dùng duy nhất rễ tranh (30 gam thuốc khô hoặc 50 gam thuốc tươi), nấu làm nước uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp rễ tranh với một số vị thuốc khác phơi khô, sắc uống, để điều trị sỏi thận cũng hiệu quả. Trường hợp sỏi thận không ứ nước thì dùng rễ tranh 30 gam, cúc tần 20 gam, dứa gai 20 gam, đinh lăng cây 20 gam, cam thảo nam 20 gam, lữ đồng 20 gam, thần thông 20 gam, dâu tầm ăn 20 gam, cây chân chim 20 gam, nhục quế 10 gam, hoắc hương 10 gam.

Lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu từ cỏ tranh

Dùng 30g rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25g xa tiền sử, 40g râu ngô và 5g hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50g sắc chung với 750ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu. Hoặc sử dụng 50g rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô và 8g rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Cây cỏ tranh giải độc cơ thể, làm mát gan

Dùng 150 gram rễ cỏ tranh tươi đã cạo sạch vỏ đun nhừ với 150 gram thịt lợn nạc thái lát mỏng và 50 gram bạch anh tươi. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn từ 10 – 15 ngày. Hoặc dùng 200g sinh căn mao, rửa sạch và nấu với 700ml. Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 – 10 phút. Dùng nước thuốc thay nước lọc và uống mỗi ngày. Liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày.

Điều trị viêm thận cấp cho người bệnh

Điều trị viêm thận cấp cho người bệnh

Dùng 200g rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi nước thuốc cạn còn 100 – 150ml, chia thuốc và uống 2- 3 lần. Mỗi ngày uống 1 tháng và sử dụng liên tục trong 1 tháng để có kết quả trị liệu tốt.

Hoặc có thể dùng rễ cỏ tranh tươi phối trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Tất cả các thảo dược, mỗi vị lấy 10g, sắc chung với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1 bát, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng 15 ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu cho người bệnh

Chuẩn bị 10g rễ cỏ tranh khô, 20g đinh lăng, 20g kim ngân, 20g rau dấp cá, 20g rau má, 20g kim tiền thảo, 16g tang diệp, 16g hương nhu. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Dùng nước uống trong ngày, giúp cải thiện tình trạng viêm ở đường tiết niệu

Điều trị ho lâu ngày bằng cây cỏ tranh

Sử dụng thang thuốc bao gồm các vị thảo dược như rễ cây cỏ tranh khô 20g, cam thảo 10g, củ gừng 20g, rễ xương sông 16g, bán hạ chế 10g, tang bạch bì 16g, trần bì 10g, cát cánh 12g. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.

Trị nước tiểu vàng, vàng da bằng cỏ tranh

Nguyên liệu có 16g rễ cây cỏ tranh khô, 12g nhân trần, 8g chỉ xác, 12g bạch thược, 14g nam hoàng bá, 10g chi tử, 20g đinh lăng, 8g đan bì, 12g xa tiền, 12g củ đợi. Sắc 1 thang, uống 2 lần trong ngày.

Trị chảy máu cam bằng cây cỏ tranh

Chi tử 18g kết hợp với bạch mao căn 36g. Cho hai vị thuốc vào nồi sắc chung với 400ml nước. Thuốc cạn còn 100ml, uống nóng sau hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày. Hoặc lấy 80g sinh mao căn (rễ tươi) sắc nước uống hàng ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn. Dùng 7 – 10 ngày liên tục.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn cho người bệnh

Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Dùng 20g rễ cây cỏ tranh tươi, rửa sạch, sắc nước uống sau mỗi bữa ăn tối. Uống liên tục trong 8 ngày.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn cho người bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ tranh

Những bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc tuyệt đối không được sử dụng dược liệu để điều trị bệnh. Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ và người tạng hàn không nên dùng bạch mao. Cơ địa từng người khác nhau nên tác dụng của dược liệu với từng người bệnh cũng khác nhau. Người bệnh phải kiên trì áp dụng mới có thể thấy được hiệu quả điều trị bệnh. Trong thời gian dùng dược liệu, nếu gặp biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, hãy dừng thuốc và tới thăm khám tại các cơ sở y tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *