Một người mẹ chồng tâm lí nên có đủ các điều này
4 phút, 40 giây để đọc.

Từ trước đến nay, trong suy nghĩ của mỗi người, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là mối quan hệ khó dung hòa bởi cả hai đều không chịu thua ai. Sự thật là mọi người thường tìm cách đổ lỗi cho nhau thay vì nhìn lại bản thân khi điều tồi tệ xảy ra. Không phải con dâu nào cũng xấu và không phải mẹ chồng nào cũng tốt nên để có được mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt thì cả hai cần phải hạ thấp cái tôi của nhau.

Con dâu phải sống sao cho đúng mực, mẹ chồng cũng cần phải sống sao cho con dâu tôn trọng và tôn trọng mình chứ không phải chỉ dọa con dâu. Vậy mẹ chồng nên làm gì để hòa thuận với con dâu? Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và chia sẻ trên quan điểm khách quan công bằng cho cả hai người trong mối quan hệ này nhé.

Không xen quá sâu vào tranh cãi giữa con trai và con dâu

Việc nàng dâu có những cuộc tranh luận với chồng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Thậm chí tranh luận giữa họ có thể dẫn tới cãi vã, căng thẳng. Song mẹ chồng nên để nàng dâu tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với “nửa kia” của mình. Bởi nếu mẹ chồng luôn cố gắng trở thành “quan tòa” giải quyết mọi chuyện; rất có thể càng khiến mâu thuẫn giữa con dâu và con trai thêm căng thẳng.

Hòa hợp với nàng dâu

Hòa hợp với nàng dâu

Mẹ chồng không nên kiểm soát tất cả mọi hoạt động của gia đình; đưa ra ý kiến và bắt nàng dâu phải hoàn toàn nghe theo. Để đưa ra quyết định cuối cùng cho những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; mẹ chồng cũng nên lắng nghe ý kiến, mong muốn của nàng dâu. Mẹ chồng hãy để nàng dâu làm theo những quyết định của mình một cách tự nguyện, thoải mái nhất thay vì làm với tư tưởng đối phó.

Không nói xấu con dâu

Người mẹ thường muốn thể hiện sự quan tâm tới cuộc sống sinh hoạt của con trai mình mà trở nên soi mói nàng dâu. Sự quan tâm của người mẹ dành cho con là đúng nhưng nên thể hiện theo cách tích cực. Mẹ chồng nên góp ý, khuyên bảo nàng dâu những điều chưa hợp ý thay vì thường xuyên xét nét từng hành động, thái độ, moi móc những sai sót của nàng dâu để phê bình, trách móc.

Không thiên vị

Đơn giản như việc khi mua sắm bất cứ thứ gì cho gia đình; mẹ chồng nên nghĩ tới cả nàng dâu của mình. Không nên chỉ quan tâm tới mục đích sử dụng của con trai hay các cháu mà thôi. Mẹ chồng không nên tạo khoảng cách khi thể hiện sự quan tâm của mình khiến nàng dâu có cảm giác họ giống như người ngoài.

Không xem con trai là nhất

Thường suy nghĩ con trai là tốt nhất, là hoàn hảo nhất nên mẹ chồng; hay có tâm lý cho rằng nàng dâu may mắn khi lấy được con trai mình. Bởi thế với bất cứ việc gì không hoàn thành; không thành công, mẹ chồng đều dễ dàng đổ lỗi cho nàng dâu. Không ai là hoàn hảo cả, bởi thế mẹ chồng nên thay đổi suy nghĩ để có thể hiểu hơn nàng dâu của mình.

Coi con dâu như con đẻ

Coi con dâu như con đẻ

Điều này có thể là khó và rất ít bà mẹ chồng làm được; nhưng các bà mẹ chồng lại không hiểu được đây chính là điều đầu tiên mình nên làm với con dâu khi dâu mới về nhà chồng. Bản thân mình cũng là phận làm dâu cũng đã từng trải qua những ngày tháng làm dâu; vậy tại sao lại phải hà khắc khó dễ với con dâu mình. Ở vị trí như con dâu ngày xưa mình có những mong muốn gì? Mình có muốn được mẹ chồng yêu thương và coi như con gái không?

Mình có yêu quý nổi một bà mẹ chồng khó tính luôn chèn ép con dâu không? Mình có vui vẻ tự nguyện chăm sóc và phụng dưỡng mẹ chồng khi bà ấy đối xử với mình quá đáng không?…Chỉ cần trả lời được những câu hỏi đó bản thân người làm mẹ chồng sẽ có câu trả lời cho chính mình về cách đối xử với con dâu. Rất nhiều bà mẹ chồng có suy nghĩ lấy con dâu để thỏa mãn sự căm phẫn của mình ngày xưa với mẹ chồng.

Lời kết

Và để có được những điểm tốt đẹp như vậy; mẹ chồng cũng phải học và sửa mình mỗi ngày. Trước hết phải luôn giữ được tâm thế coi con dâu như con đẻ; không nên đóng lại vai diễn thời lễ giáo cổ xưa, coi uy quyền trên hết. Mẹ chồng nên dành cho con dâu một không gian riêng và tuyệt đối được tôn trọng.

Ngoài ra, mẹ chồng cũng không nên so sánh con dâu mình với bất kỳ ai; đặc biệt với con gái của mình. Thái độ so sánh là thể hiện sự mưu cầu ở con dâu, đó là nguyên nhân gốc rễ dễ dẫn đến không hài lòng và mâu thuẫn nảy sinh.

Theo dõi thường xuyên trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *